Kinh doanh trên Telegram đang là ngách thị trường tiềm năng dành cho các doanh nghiệp. Tận dụng tốt nền tảng này sẽ giúp bạn có nguồn doanh thu ổn định. Bài viết này, Hoàng Dương Marketing sẽ cùng bạn tìm hiểu những điều cần biết khi bắt đầu kinh doanh trên Telegram.
I. Lợi ích khi kinh doanh trên Telegram
Dù Telegram đã ra mắt từ lâu nhưng ít ai sử dụng Telegram để kinh doanh. Xu hướng bán hàng trên Telegram chỉ dần phổ biến trong vài năm trở lại đây vì doanh nghiệp nhận ra được các lợi ích do Telegram mang lại:
- Xây dựng một cộng đồng: Telegram cho phép bạn tạo ra các nhóm và kênh riêng để xây dựng một cộng đồng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bằng cách tạo nội dung hữu ích và cung cấp giá trị cho cộng đồng, bạn có thể tạo sự tương tác tích cực, tăng cường niềm tin và sự tận hưởng của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.
- Tính bảo mật cao: Telegram cung cấp các tính năng nhằm bảo mật thông tin người dùng một cách tuyệt đối. Bạn có thể dễ dàng xóa tin nhắn đã gửi. Các đoạn chat tin nhắn được mã hóa đầu cuối nhằm người lạ không thể đọc được tin nhắn của bạn.
- Tiết kiệm chi phí: So với việc mở cửa hàng truyền thống, việc bán hàng trên Telegram có thể giảm thiểu chi phí về mặt thuê mặt bằng, tiền thuê nhân viên và các chi phí liên quan khác.
- Hỗ trợ khách hàng ngay lập tức: Vì là nền tảng online nên bạn có thể tư vấn, chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi và chỉ cần kết nối Internet. Qua đó, tăng sự tương tác và mức độ hài lòng của khách hàng.
II. Điều cần thiết khi kinh doanh trên Telegram
Telegram là nền tảng khổng lồ với hơn 500 triệu người dùng. Để kinh doanh hiệu quả trên Telegram, bạn cần có một chiến lược kinh doanh cụ thể và phải tìm hiểu kỹ nền tảng tiềm năng này. Dưới đây là một số điều cần biết khi bắt đầu kinh doanh trên Telegram:
1. Tạo nhóm kinh doanh trên Telegram
Nếu bạn muốn xây dựng một cộng đồng trung thành và tương tác mạnh mẽ với khách hàng, hãy xem xét việc tạo nhóm Telegram cho doanh nghiệp của mình. Nhóm Telegram là nơi bạn và khách hàng có thể trao đổi, thảo luận, góp ý và hỗ trợ lẫn nhau. Việc tạo nhóm Telegram rất dễ dàng và hoàn toàn miễn phí, bạn cũng có thể tùy chỉnh quyền hạn của các thành viên. Ngoài ra, bạn có thể mời thêm người tham gia nhóm bằng cách chia sẻ liên kết hoặc mã QR. Cách tạo nhóm Telegram như sau:
Bước 1: Chọn biểu tượng “Nhóm” trên màn hình chính của ứng dụng
Bước 2: Chọn “Tạo nhóm mới” = > Đặt tên cho nhóm của bạn và thêm thành viên.
Sau khi tạo nhóm xong, bạn có thể đăng bài viết kinh doanh trong nhóm ngay lập tức.
2. Sử dụng bot Telegram
Bot Telegram là các ứng dụng được lập trình để tự động thực hiện các tác vụ cụ thể trên Telegram, chẳng hạn như gửi tin nhắn, trả lời câu hỏi, xử lý đơn hàng, thanh toán và nhiều hơn nữa. Bạn có thể sử dụng bot Telegram để tự động hóa quy trình kinh doanh, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng. Bạn có thể tìm kiếm và sử dụng các bot có sẵn trong Thư viện Bot của Telegram, hoặc tự tạo bot riêng bằng cách sử dụng API Bot của Telegram.
3. Sử dụng Livestream trên Telegram
Livestream là một tính năng mới trên Telegram, cho phép bạn phát trực tiếp video và âm thanh tới kênh hoặc nhóm của mình. Tính năng này hữu ích cho việc tổ chức sự kiện, thuyết trình, giảng dạy, chia sẻ và nhiều hoạt động khác. Để bắt đầu Livestream, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng máy quay trong kênh hoặc nhóm của mình, và có thể kết thúc buổi phát trực tiếp bằng cách nhấn vào biểu tượng dừng lại.
4. Sử dụng phần mềm bán hàng trên Telegram
Để thúc đẩy kinh doanh trên nền tảng Telegram, bạn có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ bán hàng trên Telegram. Phần mềm cho phép bạn viral thương hiệu cũng như tăng thành viên, khách hàng cho các kênh nhóm của bạn. Bạn sẽ có lượng thành viên khổng lồ cho nhóm kênh của bạn. Từ đó, bạn có thế phân loại khách hàng mục tiêu cho sản phẩm/dịch vụ của mình.
Phần mềm cung cấp các tính năng gia tăng để bán hàng hiệu quả hơn:
- Tự động thêm thành viên theo file username có sẵn
- Tự động thêm thành viên theo ID người dùng
- Tự động thêm thành viên theo số điện thoại
- Nhắn tin tự động tới người dùng bất kỳ
- Nhắn tin tự động vào các hội nhóm.
5. Quảng cáo nội dung trên Telegram
Muốn bán hàng trên Telegram thì nội dung của bạn cần tiếp cận được với nhiều người. Chính vì thế, việc quảng bá nội dung của bạn là điều bắt buộc. Có một số cách để nội dung của bạn tiếp cận được tới mọi người như viral nội dung vào các nhóm chat, trả phí cho các dịch vụ quảng cáo nội dung.
Để cách làm này hiệu quả hơn thì bạn cần tối ưu nội dung bài viết trước khi thực hiện quảng cáo. Sử dụng từ ngữ hấp dẫn, súc tích mà đủ ý để giới thiệu USP sản phẩm bạn đem lại.
III. Lưu ý khi kinh doanh trên Telegram
Một số lưu ý giúp công việc bán hàng của bạn trở nên suôn sẻ hơn trên Telegram:
- Chăm sóc khách hàng: Bạn cần chăm sóc khách hàng thường xuyên, tư vấn sản phẩm cho họ và luôn chú ý tới họ. Khâu chăm sóc khách hàng cực kỳ quan trọng để khiến khách hàng mua lại sản phẩm của bạn nhiều lần nữa.
- Theo dõi và phân tích kết quả: Nên thực hiện đo lường các chiến dịch bán hàng thường xuyên. Điều này giúp bạn đánh giá được độ hiệu quả của các cách làm, qua đó mà điều chỉnh hướng đi cho hợp lý.
-
Lưu ý khi kinh doanh trên Telegram
IV. Câu hỏi thường gặp về kinh doanh trên Telegram
1. Làm thế nào để tạo kênh bán hàng trên Telegram?
Tạo kênh bán hàng trên Telegram rất đơn giản, bạn ấn vào biểu tượng soạn thảo góc phải màn hình => New Channel và đặt tên cho kênh của bạn là xong.
2. Cách để có kênh bán hàng nhiều thành viên ?
Để thu hút được nhiều người vào kênh bán hàng của bạn, bạn có thể chia sẻ link kênh của bạn lên các nền tảng mạng xã hội khác hoặc sử dụng các phần mềm kéo thành viên về kênh tự động.
3. Có thể liên kết Telegram với nền tảng khác không?
Bạn có thể liên kết tài khoản Telegram lên các nền tảng khác để thu hút người dùng từ các nền tảng khác đến với tài khoản hoặc nhóm kênh bán hàng của bạn. Một số nền tảng phổ biến như Facebook, Twitter, LinkedIn hay Instagram.
V. Kết luận
Trên đây, Hoàng Dương Marketing đã chia sẻ cho bạn các bí quyết kinh doanh trên Telegram hiệu quả. Đây là thị trường tiềm năng và mới mẻ để bạn tiếp cận và tận dụng để thúc đẩy doanh thu bán hàng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, chúc bạn thành công.